QUẾ

Quế hiện đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông sản Việt Nam. Vậy muốn xuất khẩu quế cần những thủ tục, giấy tờ nào? Làm thế nào để xuất nhập khẩu mặt hàng này thành công. Hãy cùng Việt Linh tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Tìm hiểu về quế và tiềm năng xuất khẩu quế hồi Việt Nam

Việt Nam là một nước có nhiều cơ hội để xuất khẩu quế ra thị trường nước ngoài
Việt Nam là một nước có nhiều cơ hội để xuất khẩu quế ra thị trường nước ngoài

Quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia Blume. Đây là loài cây thân gỗ lá hình trứng 2 đầu khá hẹp và nhọn. Hoa của cây quế có màu trắng thường mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc đầu cành. Bộ phận vỏ của cây quế có vị cay và thơm nồng nên được khai thác để làm thuốc trong đông y và làm gia vị nấu nướng hoặc làm thảo mộc có tác dụng dưỡng da. Ngoài ra lá của cây quế còn có thể sử dụng để chưng cất tinh dầu, thân cây được dùng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ.  

Quế là nguyên liệu chính trong sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm. Cầu lớn hơn cung đã mang tới cho nhà sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng quế tại Việt Nam nhiều cơ hội mới. Đi cùng với đó là quế Việt Nam hiện đang được người tiêu dùng nước ngoài rất ưa chuộng. Do đó mà xuất khẩu quế cũng đang chính là chiến lược mới của nhiều đơn vị, doanh nghiệp hiện nay. 

Theo thống kê của Hiệp hội Gia vị thế giới, Việt Nam là quốc gia sản xuất quế đứng thứ ba trên toàn thế giới, chỉ sau Indonesia và Trung Quốc. Quế hồi Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở các thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước châu Âu. Với doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 400 triệu USD/năm.

Hướng dẫn chi tiết thủ tục xuất khẩu quế ra thị trường nước ngoài

Khách hàng muốn nhập khẩu hay xuất khẩu sang thị trường nước ngoài cần đảm bảo các yêu cầu dưới đây gồm. 

Hướng dẫn chi tiết về cách xuất khẩu quế ra thị trường nước ngoài
Hướng dẫn chi tiết về cách xuất khẩu quế ra thị trường nước ngoài

Chính sách pháp lý về quế xuất khẩu

Quế được xét vào loại thực vật và được xem như một nông sản của Việt Nam. Theo quy định của nhà nước Việt Nam thì mặt hàng này được phép xuất khẩu sang nước ngoài. Do vậy các doanh nghiệp muốn xuất khẩu quế ra nước ngoài chỉ cần làm thủ tục xuất khẩu đầy đủ như các sản phẩm khác là được. Dưới đây là một số chính sách pháp lý khi xuất khẩu mặt hàng này là: 

  • Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 thay thế cho thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018. Thông tư này quy định về bảng mã HS với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Nghị định số 125/2017/NĐ-CP quy định về biểu thuế nhập khẩu, biểu thuế xuất khẩu của các mặt hàng chịu thuế.
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC hướng dẫn cụ thể về việc chuẩn bị thủ tục hải quan nói chung và thủ tục xuất khẩu mặt hàng quế nói riêng.

Mã HS Code và biểu thuế xuất khẩu mặt hàng quế

Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, mặt hàng quế xuất khẩu có mã HS Code là 09061100 (Đối với quế và hoa quế chưa xay hoặc chưa nghiền). Còn trong trường hợp đã xay hoặc đã nghiền thì có mã HS Code là 09062000. Cụ thể thì: 

  • Chương 09: Nhóm cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị
  • Nhóm 0906 – Quế và hoa quế
  • 09061100 – Quế và hoa quế chưa xay và chưa nghiền
  • 09062000 – Quế và hoa quế đã xay và đã nghiền
  • 09061900 – Nhóm các loại quế khác.
  • Căn cứ vào phụ lục I, Nghị định 125/2017/NĐ-CP thì quế xuất khẩu không nằm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu phải chịu thuế. Do đó hiện nay quế hồi xuất khẩu đang có mức thuế xuất khẩu là 0%.  

Hồ sơ cần chuẩn bị khi xuất khẩu mặt hàng quế

Căn cứ vào khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư số 38/2015/TT-BTC) về hồ sơ xuất khẩu. Đối với mặt hàng quế thì khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải cung cấp các loại giấy tờ, chứng từ bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (Trong trường hợp doanh nghiệp ủy thác cho một đơn vị thứ ba)
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch quế xuất khẩu
  • Giấy chứng nhận cá nhân/tổ chức đủ điều kiện xuất khẩu quế theo quy định của pháp luật trong trường hợp xuất khẩu lần đầu.

Phân loại các mặt hàng quế xuất khẩu

Để mang sản phẩm quế ra thị trường nước ngoài, các sản phẩm từ quế cần đạt về mặt chất lượng, môi trường và độ an toàn sức khỏe. Dưới đây là một số loại quế được xem là đạt tiêu chuẩn khi xuất khẩu sang thị trường EU. Các quy định đó là: 

Phân loại các loại quế xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
Phân loại các loại quế xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
  • Quế đồi: Thanh quế phải thẳng, được uốn thành hình lòng máng hoặc hình số 3, 2 đầu thanh quế gọt vát. Thanh quế không có mấu, không có dấu hiệu dập nát bể vỡ. Màu thanh quế là màu nâu hoặc nâu sẫm. Thanh quế không được có quá 2 mắt chết với chiều dài qua tâm không được lớn hơn 40mm.
  • Quế thông: Thanh quế phải thẳng nếu không chỉ hơi cong lượn theo 1 chiều, có thể cuộn ống hoặc cuộn 2 mép. Hai đầu thanh quế được gọt vát hoặc cưa bằng. Màu thanh quế là màu nâu hoặc nâu sẫm. Thanh quế không được có quá 2 mắt chết với chiều dài qua tâm không được lớn hơn 40mm.
  • Quế vụn: Bao gồm những mảnh quế vỡ vụn có màu nâu hoặc nâu sẫm.
  • Quế vụn cành: Bao gồm những mảnh quế mỏng được bóc ở cành quế nhỏ hoặc thanh quế mỏng.

Giải đáp thắc mắc quế hồi xuất khẩu có cần đăng ký kiểm dịch thực vật hay không? 

Xuất khẩu quế cần kiểm dịch thực vật
Xuất khẩu quế cần kiểm dịch thực vật

Dựa theo mục 11 Phụ lục I Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT thì quế là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Do vậy theo khoản 1 điều 31 luật bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013, các các công ty xuất khẩu quế cần xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch với mặt hàng này. Và quy trình xin cấp giấy chứng nhận như sau: 

Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ gồm: 

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu được quy định tại phụ lục IV, ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT);
  • Trong trường hợp tái xuất khẩu thì cần chuẩn bị bản chính giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu.

Bước 2: Nộp hồ sơ để đăng kiểm dịch thực vật cho các cơ quan có thẩm quyền. Công ty có thể nộp hồ sơ tại các chi cục kiểm dịch thực vật vùng. Hay tại các trạm kiểm dịch thực vật ở cửa khẩu. 

Bước 3: Cơ quan kiểm dịch sau khi tiếp nhận hồ sơ cần kiểm tra và có thông tin phản hồi đến doanh nghiệp. 

Khi quế xuất khẩu đáp ứng được đầu đủ yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu. Khi đó cơ quan nhà nước cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. 

Sau khi kiểm tra nếu thấy không đạt tiêu chuẩn, cơ quản kiểm dịch thực vật sẽ có thông báo cho chủ vật thể. Và không cấp giấy tờ lưu hành mặt hàng này cho doanh nghiệp. 

Tổng kết

Qua bài viết này bạn đọc đã nắm rõ được thủ tục xuất khẩu quế. Mong rằng với những kiến thức mà Vietlinh Agrimex chia sẻ đã giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng này ra thị trường nước ngoài. Quý doanh nghiệp nào đang có nhu cầu nhập khẩu quế từ Việt Nam hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: +84345128188 để được hỗ trợ tốt nhất nhé. 

Các sản phẩm quế của Việt Linh

Quế sáo:
  • Độ ẩm: 13.5% tối đa
  • Tạp chất: 1% tối đa
  • Kích thước: 20-47cm
  • Đường kính: 1.8cm tối đa
Quế ống:
  • Độ dài: 35 cm – 45 cm
  • Độ dày: từ 1-3mm
  • Độ ẩm: không quá 13,5 %
  • Tạp chất: 1%
Quế chẻ:
  • Độ dài: 25cm- 40cm
  • Độ rộng: 1 – 2,5 cm
  • Độ dày: 0.8 mm – 2 mm
  • Độ ẩm: không quá 13.5 %
  • Tạp chất: 1%
  • Hàm lượng tinh dầu: tối thiểu 3 %.
Quế vụn
  • Độ dài: 1 – 3 cm
  • Độ dày: 0.6 mm – 2 mm
  • Độ ẩm: không quá 13,5 %
  • Tạp chất: 1%
  • Hàm lượng tinh dầu: tối thiểu 3 %.
 Bột quế:
  • Màu nâu tự nhiên, thơm mùi quế
  • Bột mịn, sạch, không tạp chất
  • Độ ẩm 10-12%max 
  • Tinh Dầu: 1,5 đến 4 %
  • Kích thước: 100% thông qua lưới 60 lỗ/ cm2.

Đăng ký nhận tin

Quý khách hàng đang cần tư vấn, nhận báo giá để lại thông tin theo from

    0345128188 VietlLinh Agrimex 0345128188