HOA HỒI

Hoa hồi nguyên liệu được làm gia vị khá phổ biến tại Ấn Độ, Bangladesh và một số nước Trung Đông. Do vậy thị trường xuất khẩu hoa hồi khá là rộng hơn. Việt Nam lại là nước có sản lượng hoa hồi không hề nhỏ. Vậy muốn xuất khẩu hoa hồi cần chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục nào. Hãy cùng Việt Linh tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nào

Hoa hồi là gì?

Tìm hiểu hoa hồi
Tìm hiểu hoa hồi

Đây được xem là một loại gia vị khô có tính ứng dụng cao trong nhiều món ăn của người Việt nhất là món phở.  Và nó cũng là một gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của người Ấn Độ, Singapore, Bangladesh và các nước Trung Đông. 

Hoa hồi được trồng phổ biến ở các tỉnh Đông Bắc Việt Nam. Đây là loại cây gia vị có chiều cao khoảng 6-10m. Thân cây thẳng, nhẵn và có màu nâu xám. Bộ phận được sử dụng để làm gia vị xuất khẩu là hoa hồi phơi khô.

Công dụng của hoa hồi

Loại gia vị có tính nóng ấm này rất tốt cho sức khỏe người dùng. Nó có một mùi vị đặc trưng mà không lẫn với bất kỳ một nguyên liệu nào khác. Dưới đây là những lợi ích của nó

Hoa hồi rất tốt cho sức khỏe
Hoa hồi rất tốt cho sức khỏe
  • Nhờ có hoa hồi giúp món ăn có một hương vị tinh tế, khó quên, kích thích vị giác khá tốt. Nhờ đó mà mang đến cảm giác ngon miệng hơn cho mọi người
  • Hoa hồi còn được dùng ngâm rượu, có tác dụng điều trị một số bệnh thường gặp như cảm lạnh, ho, đau bụng, đau đầu, các bệnh về xương khớp. 
  • Hoa hồi cũng là nguyên liệu để điều trị các bệnh về da, ghẻ lở và nhiều bệnh khác. 
  • Hoa hồi còn dùng để làm đẹp da mặt bằng cách xông mặt mỗi tuần giúp làn da sạch mụn và rạng rỡ hơn. 
  • Hoa hồi được sử dụng để làm bánh kẹo, các loại rượu và rất nhiều công dụng khác trong cuộc sống. 

Quy trình và các thủ tục xuất khẩu hoa hồi mới nhất năm 2023

Để mang được hoa hồi ra thị trường nước ngoài các doanh nghiệp cần đảm bảo các yếu tố dưới đây:

Quy trình và các thủ tục xuất khẩu hoa hồi mới nhất năm 2023
Quy trình và các thủ tục xuất khẩu hoa hồi mới nhất năm 2023

Chính sách xuất khẩu hoa hồi

Hoa hồi hay quế hồi được xếp vào danh mục nông sản. Bởi nó có nguồn gốc từ thực vật. Dựa theo quy định của Nhà nước và Hải Quan, mặt hàng này không bị cấm xuất khẩu. Dưới đây là một số văn bản thông tư, nghị định được áp dụng đối với mặt hàng này gồm: 

  • Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/09/2021 thay thế cho thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018. Thông tư này cập nhật, quy định về mã HS các sản phẩm quế hồi xuất khẩu. 
  • Nghị định số 125/2017 NĐ- CP, có quy định về biểu thuế xuất nhập khẩu của các mặt hàng quế hồi xuất đi cần chịu thuế. 
  • Thông tư số 39/2018/ TT-BTC, có hướng dẫn chi tiết về việc chuẩn bị các thủ tục Hải quan khi xuất khẩu quế hồi nói riêng và các mặt hàng xuất khẩu nói chung. 

Mã HS xuất khẩu mặt hàng hoa hồi

Căn cứ vào Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2022 cập nhật về mã HS áp dụng 2023. Các sản phẩm về quế và hoa quế có đầu mã HS là 0906. Ngoài ra chi tiết hơn, quế còn được phân ra loại chưa xay và đã xay nghiền. 

Áp dụng theo mục I, nghị định 125/2017/NĐ-CP, mặt hàng quế không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Vì vậy, mức thuế xuất của quế là 0% 

Hồ sơ xuất khẩu cần chuẩn bị 

Doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoa hồi cần xin được giấy chứng nhận kiểm dịch từ thực vật. Hồ sơ đó bao gồm các bước sau: 

  • Hóa đơn thương mại (invoice) 
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (packing list) 
  • Hợp đồng xuất khẩu (contract). Trong trường hợp Doanh nghiệp ủy thác cho bên thứ 3 xuất khẩu, cần có thêm hợp đồng ủy thác xuất khẩu. 
  • Chứng nhận kiểm dịch đủ điều kiện xuất khẩu (như đã nói ở trên) 
  • Giấy chứng nhận tổ chức có đủ điều kiện xuất khẩu quế hồi theo quy định hiện hành. Đây là giấy tờ cần thiết, nhất là trong trường hợp xuất khẩu lần đầu. 

Các bước đăng ký kiểm dịch thực vật cho quế hồi 

Các bước đăng ký kiểm dịch thực vật cho quế hồi 
Các bước đăng ký kiểm dịch thực vật cho quế hồi

Dựa theo thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT, quế hồi cần kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Do vậy doanh nghiệp cần làm các bước sau: 

Bước 1: Các giấy tờ hồ sơ kiểm dịch

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau để hoàn thiện hồ sơ kiểm dịch gồm: 

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại mục IV thông tư 33/2014/ TT-BNNPTNT. 
  • Đối với trường hợp tái xuất khẩu, thì cần bản gốc giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu – cụ thể là Việt Nam. 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Khi chuẩn bị xong bước 1, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là cục kiểm dịch thực vật vùng. Hoặc các trạm kiểm dịch thực vật ở các cửa khẩu cũng đủ thẩm quyền cấp phép. 

Bước 3: Nhận kết quả

Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ, sau khi xử lý cần gửi thông báo đến doanh nghiệp. Nếu hồ sơ nào được thông qua sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Sản phẩm nào không yêu cầu sẽ bị trả về. 

Khi kiểm dịch thực vật được thông qua, doanh nghiệp đã đủ điều kiện đề xuất khẩu hoa hồi ra nước ngoài. 

Tổng hợp

Qua bài viết này bạn đã nắm bắt được các thông tin về quy trình xuất khẩu hoa hồi đi các nước. Doanh nghiệp nào đang cần tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ này hãy liên hệ với Việt Linh theo số Hotline +84345128188 để được hỗ trợ tốt nhất.

Đăng ký nhận tin

Quý khách hàng đang cần tư vấn, nhận báo giá để lại thông tin theo from

    0345128188 VietlLinh Agrimex 0345128188