Dứa

Trong những năm gần đây dứa đang là mặt hàng nông sản được xuất khẩu khá nhiều vào thị trường Châu Âu. Sản phẩm dứa Việt được đánh giá cao về hương vị, chất lượng so với các nước ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên việc xuất khẩu dứa gặp khá nhiều khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp. Bởi các doanh nghiệp cần trải qua rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Cụ thể các tiêu chuẩn đấy là gì? Hãy cùng Việt Linh tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Tìm hiểu về thị trường dứa xuất khẩu sang Châu Âu

Tìm hiểu về thị trường dứa xuất khẩu sang Châu Âu
Tìm hiểu về thị trường dứa xuất khẩu sang Châu Âu

Dứa được coi là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng nhất trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam. Dứa Việt đã có mặt ở nhiều thị trường lớn quốc tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Anh…

Theo ước tính tại thị trường Châu Âu tiêu thụ khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm. Tình từ năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu dứa của Việt Nam sang Châu Âu đạt khoảng 10 triệu USD hàng năm. Mặc dù con số này đang tăng, nhưng nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên thị trường đầy tiềm năng này.

Việc chinh phục được thị trường EU sẽ là một cánh cửa rộng lớn cho sản phẩm dứa đến với nhiều quốc gia, khu vực khác trên thế giới. 

Việc áp dụng chính sách xúc tiến thương mại hiệu quả và quản lý chất lượng chặt chẽ là chìa khóa để mở rộng thị trường tại EU. Với những nỗ lực này, dứa mang thương hiệu Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường Châu Âu trong tương lai.

2. Phân loại dứa trên thị trường Việt

Với những yêu cầu nghiêm ngặt về ngoại hình và chất lượng của quả dứa. Dưới đây là những tiêu chuẩn xuất khẩu dứa sang thị trường Châu Âu như: 

Phân loại dứa trên thị trường Việt
Phân loại dứa trên thị trường Việt

Xét về ngoại hình: 

  • Dứa cần phải giữ nguyên hình dạng, tươi tắn, sạch sẽ, phát triển tự nhiên, có chồi ngọn và còn một phần cuống quả. Không có vết nứt, kể cả vết nứt nhỏ đã lành. 
  • Vỏ quả không được tổn thương, không có vết dập mới và không có dấu hiệu rám nắng hoặc tác động của côn trùng.

Hình dáng chồi ngọn:

  • Chiều dài chồi ngọn không lớn hơn 150% so với chiều cao thân quả. 
  • Hình dáng tự nhiên và đẹp, có thể chấp nhận chồi ngọn hơi cong ở các hạng I và II, nhưng phải đảm bảo vết cắt của phần chồi còn lại trên quả khô, lành, sạch và không có dấu hiệu hư hại.

Cuống quả

  • Độ dài của cuống không lớn hơn 2cm, mặt cắt vuông góc với cuống quả, sạch sẽ, khô và được sát trùng bằng chất diệt nấm.
  • Khuyết tật trên vỏ quả (Các vết xước, xây xát nhẹ đã lành):

Xét về thứ hạng

  • Hàng loại đặc biệt không được chấp nhận bất kỳ vết xước nào, trừ một số vết rất nhỏ.
  • Hạng I, được phép có các vết xước, xây xát, nhưng tổng diện tích của chúng không được vượt quá 4% diện tích toàn bộ vỏ quả.
  • Hạng II, có thể chấp nhận vết xước, nhưng chúng không được ảnh hưởng đến chất lượng thịt quả bên trong và không gây tác động trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

Độ chín: 

Dứa quả tươi xuất khẩu được phân thành 3 độ chín dựa trên màu sắc của vỏ quả như sau:

  • Độ chín 1: Quả dứa đã mở mắt toàn bộ, có kẽ vàng bắt đầu xuất hiện từ 1 đến 2 hàng mắt ở phần gần cuống quả.
  • Độ chín 2: Màu vàng trên vỏ quả chiếm từ 1/3 chiều cao quả trở xuống.
  • Độ chín 3: Màu vàng trên vỏ quả chiếm từ 1/3 đến 2/3 chiều cao quả.

Thịt quả:

  • Thịt quả phải chắc, không nhờn, không mềm nhũn, không khô xốp.
  • Mặt cắt ngang quả không được có vết nâu hoặc thâm.
  • Màu sắc thịt quả từ trắng ngà đến vàng, tùy thuộc vào độ chín.
  • Mùi vị của thịt quả phải thơm nhẹ đến đặc trưng của dứa chín, có vị chua ngọt đến ngọt, không có mùi vị lạ.

3. 5 tiêu chuẩn xuất khẩu dứa sang thị trường Châu Âu

5 tiêu chuẩn xuất khẩu dứa sang thị trường Châu Âu
5 tiêu chuẩn xuất khẩu dứa sang thị trường Châu Âu

3.1. Tiêu chuẩn xuất khẩu dứa về chất lượng

Trong quá trình nhập khẩu dứa vào EU, sản phẩm được phân thành ba loại gồm: loại đặc biệt, loại I và loại II. Thị trường Châu Âu chủ yếu nhập dứa loại I hoặc loại đặc biệt. Loại này có kích thước tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 800gram đến 2750 gram. 

Trong quá trình thu hoạch dứa để xuất khẩu, ưu tiên lựa chọn những loại trái có dấu hiệu chín chuyển từ màu xanh sang màu vàng, độ chín đạt khoảng 75-80% theo tỷ lệ 1/4 quả. 

Phần cuống dứa cần được cắt ngắn để đạt độ dài 1-2cm, nhằm tránh va chạm khi vận chuyển. Loại bỏ những trái bị sâu bệnh hoặc bị dập nát. Đồng thời, sử dụng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng với tỷ lệ FC101 rất nhỏ để loại bỏ côn trùng trên bề mặt vỏ của dứa.

Chỉ tiêu vệ sinh của quả dứa tươi xuất khẩu theo Quyết định 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm” phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

  • Đảm bảo không có vi sinh vật với số lượng có thể tạo ra rủi ro đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
  • Không tồn tại các đối tượng sâu bệnh, tuân theo quy định của hợp đồng thương mại (nếu có) hoặc theo các đánh giá từ đối tượng kiểm dịch thực vật của quốc gia nhập khẩu.
  • Loại trừ bất kỳ chất nào có nguồn gốc từ vi sinh vật có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe của người tiêu dùng.

3.2. Tiêu chuẩn về đóng gói

Về đóng gói dứa cũng cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Ví dụ như thùng carton luôn ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ, không mốc mọt và không có mùi lạ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Thùng carton cần có khả năng chịu lực tốt đảm bảo khi xếp chồng không ảnh hưởng đến sản phẩm. 

Thân thùng cần được đục lỗ để có sự thông thoáng tốt. Dứa được sắp xếp nằm ngang thành hai hàng trong thùng với phần cuống quả hướng ra ngoài thùng và phần chồi ngọn hướng vào bên trong. Mỗi chồi ngọn được xếp xen giữa hai thân quả của hàng dứa đối diện. Được đóng gói với số lượng 6 hoặc 8 quả trong một thùng carton, có thể điều chỉnh theo thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Quy trình đóng gói cần đảm bảo tính đồng đều về độ chín, khối lượng và kích thước quả. 

3.3. Tiêu chuẩn xuất khẩu dứa về bảo quản

Kho lưu trữ dứa tươi xuất khẩu cần đảm bảo khô ráo, sạch sẽ thoáng mát, không có mùi lạ có thể ảnh hưởng đến chất lượng của quả. Kho không được chứa các hóa chất độc hại hoặc hàng hóa có mùi vị lạ trộn lẫn với dứa tươi nhập khẩu. 

Nếu khoảng cách vận chuyển đến địa điểm tiêu thụ quá xa, nên thu hoạch càng sớm càng tốt, dứa sẽ được nhập vào kho mát có hệ thống làm lạnh nhân tạo. Thời gian lưu trữ dứa tại kho không được vượt quá 48 giờ tính từ thời điểm thu hoạch cho đến khi hàng được chuyển ra cảng.

Nhiệt độ bảo quản tối ưu của dứa quả tươi phụ thuộc vào loại dứa, độ chín, điều kiện vệ sinh, và thời gian vận chuyển đến điểm tiêu thụ, nhưng không nên thấp hơn +8°C.

Các kiện hàng dứa phải được xếp cách tường ít nhất 0,6 m, đặt lên các bục gỗ cách nền ít nhất 0,3 m và đảm bảo khả năng thông gió cho từng kiện hàng. Các kiện dứa được xếp lên nhau với chiều cao khoảng từ 5 đến 8 kiện, tùy thuộc vào chất lượng của bao bì carton và khối lượng tịnh của từng kiện dứa tươi.

3.4. Tiêu chuẩn xuất khẩu dứa về ghi nhãn

Trước khi đóng gói vào thùng carton, quả dừa xuất khẩu cần được dán nhãn. Ghi nhãn hàng hóa cần tuân thủ theo quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các hạng chất lượng khác nhau, nhãn phải được thiết kế đặc biệt.

Thùng carton cần có mã ký hiệu được in rõ ràng ở bề mặt ngoài của bao bì, sử dụng mực không phai, phải tuân thủ các nội dung quy định trong Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các thông tin về chỉ tiêu chất lượng, phải rõ ràng ghi chú hạng chất lượng và kích thước quả.

Trong mỗi kiện hàng cần có phiếu đóng gói với các thông tin như: 

  • Tên đơn vị đóng gói hoặc/ và tên người đóng gói
  • Khối lượng tịnh
  • Ngày đóng gói.

3.5. Tiêu chuẩn xuất khẩu dứa về vận chuyển

Hàng hóa khi được xuất khẩu hoặc nhập khẩu sẽ chịu các chính sách thuế và quy định khác nhau. 

Mã HS cho dứa khi xuất khẩu là 08043000. Doanh nghiệp có thể kiểm tra mã số HS của sản phẩm nông sản cần xuất khẩu trên trang web của Hải Quan Việt Nam. Quý khách hàng cần tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để mang sản phẩm Việt ra thị trường Quốc tế. 

4. Tổng kết

Qua bài viết này có thể nhận thấy việc xuất khẩu dứa sang Châu Âu đòi hỏi sự chú ý về tiêu chuẩn xuất khẩu dứa. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này không chỉ tạo ra sản phẩm có giá trị thương mại cao mà nó còn giúp xây dựng uy tín cho sản phẩm dứa Việt Nam trên thị trường Quốc tế. 

Quý khách hàng đang có nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu các mặt hàng nông sản phẩm ra thị trường Quốc tế. Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0345.128.188 để được hỗ trợ 24/7.

Đăng ký nhận tin

Quý khách hàng đang cần tư vấn, nhận báo giá để lại thông tin theo from

    0345128188 VietlLinh Agrimex 0345128188