Vải thiều

Vải thiều Việt Nam đang được người tiêu dùng và các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao về mặt chất lượng, hương vị nhờ đó mà nó mở ra cơ hội xuất khẩu vải thiều ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để mang được mặt hàng này ra thị trường thế giới cần trải qua nhiều bước khác nhau. Sau đây Việt Linh sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước hiểu về quy trình vải thiều xuất khẩu ra thị trường quốc tế. 

1. Tìm hiểu về thị trường vải thiều Việt Nam

Tìm hiểu về thị trường vải thiều Việt Nam
Tìm hiểu về thị trường vải thiều Việt Nam

Vải thiều Việt Nam đã và đang được nhiều người yêu thích bởi nó có vị ngọt, vị thơm khá độc đáo. Vải thiều được trồng tập trung chủ yếu tại một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam như: Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên….Đây đều là những vùng trồng ra được những trái vải thơm ngon được nhiều người yêu thích. 

Trong vài năm gần đây có khoảng 40%-50% sản lượng vải thiều được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Một số thị trường trọng điểm là: Trung Quốc, Nhật Bản, Anh Mỹ

Vải thiều Việt Nam có giá trị kinh tế khá cao nó đang mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho ngành xuất nhập khẩu nông sản Việt. Tuy nhiên, để mặt hàng này bước ra thế giới một cách phổ biến hơn nữa. Đòi hỏi Việt Nam cần có những sự tính toán đảm bảo đủ nguồn cung và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với mặt hàng này. Cần nhân rộng những vườn vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGap để đảm bảo việc xuất khẩu ngày càng phát triển hơn nữa. 

Vải thiều xuất khẩu cần đạt những tiêu chí nào, Dưới đây là một số yêu cầu cụ thể về mặt hàng này. 

2. Các tiêu chuẩn để vải thiều xuất khẩu ra thị trường quốc tế

Vải thiều muốn xuất khẩu đến các thị trường khó tính trên thế giới cần đáp ứng được các tiêu chuẩn dưới đây như: 

Các tiêu chuẩn để vải thiều xuất khẩu ra thị trường quốc tế
Các tiêu chuẩn để vải thiều xuất khẩu ra thị trường quốc tế
  • Về hình dáng: quả cần tươi, đều quả màu đỏ tươi, phần vò còn nguyên vẹn không bị bầm dập. Xét về chiều dài của cuống phải đạt mức cho phép của từng đơn hàng. 
  • Về chất lượng: thịt của quả vải khi ăn vào ngọt đậm đà, tươi mọng nước. Tổng hàm lượng chất khô hòa tan của dịch quả vải không dưới 17%. Vải cần tươi sáng, ửng hồng hoặc đỏ đồng đều. 
  • Kích thước của vải: vải được xuất khẩu có đường kính không nhỏ hơn 25mm. Số quả trong tổng lượng cân là 1kg không nhiều hơn 65 quả. Các cuống của vải không dài quá 5mm và được ngắt ở khất tự nhiên của cuống. 

Ngoài ra vải thiều xuất khẩu còn đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và được thực hiện hun trùng trước khi xuất khẩu. Về khâu đóng gói cũng có những tiêu chuẩn quy định riêng mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Mỗi người nhập khẩu sẽ có những quy định riêng cho từng đơn hàng. Do vậy các chủ doanh nghiệp xuất khẩu cần có nắm rõ những quy định đó để đảm bảo việc xuất khẩu diễn ra nhanh nhất. 

3. Quy trình, thủ tục xuất khẩu vải thiều ra thị trường quốc tế

3.1 Chính sách pháp lý

Vải thiều không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu nên doanh nghiệp có thể xuất khẩu vải sang thị trường nước ngoài bình thường. Thủ tục xuất khẩu vải cũng tương tự như thủ tục xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác

3.2 Mã HS và biểu thuế xuất khẩu quả vải

Theo quy định, mã HS code của quả vải: 08109020 

Quả vải thiều không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu, do đó mặt hàng nông sản này có thuế xuất khẩu là 0%. Thuế VAT đối với quả vải thiều là 0%.

3.3 Thủ tục xuất khẩu theo quy định

Khi thực hiện hoạt động xuất khẩu vải, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục đầy đủ để đảm bảo sự thuận lợi trong quá trình vận chuyển vải đến thị trường nhập khẩu. Các giấy tờ bao gồm:

  • Tờ khai hải quan
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Sales contract (Hợp đồng thương mại)
  • Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa)

Ngoài ra, vì vải thuộc nhóm hàng hóa nông sản nên người xuất khẩu cần có các loại giấy tờ khác như kiểm dịch thực vật, chứng nhận xuất xứ (C/O). Thêm vào đó, tùy thuộc vào yêu cầu của người nhập khẩu mà người xuất khẩu chuẩn bị các giấy tờ khác. 

3.4. Quy trình làm kiểm dịch thực vật 

Với các dòng vải thiều xuất khẩu cần làm kiểm dịch thực vật, và quy trình của các bước này như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ xin đăng ký làm kiểm dịch quả vải thiều

Bước 2: Lấy mẫu kiểm dịch quả vải thiều

Bước 3: Khai báo thông tin để ra chứng thư kiểm dịch thực vật 

Bước 4: Bổ sung hồ sơ gốc và lấy chứng thư 

Lưu ý: – Lần đầu bên kiểm dịch thực vật có thể sẽ về tại cơ sở để kiểm tra hàng hóa hoặc sẽ kiểm tại cảng . 

– Các lần sau doanh nghiệp có thể chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng, tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp . 

4. Cách Kiểm tra quả vải thiều có được nhập khẩu vào nước bạn không?

Trước khi xuất khẩu quả vải, trước tiên các doanh nghiệp cần chú ý tới việc sản phẩm nông sản này có được phép nhập khẩu vào thị trường nước đó hay không. Các doanh nghiệp cần hỏi trực tiếp các đối tác, cơ quan chi cục kiểm dịch thực vật vùng 1,2,3,4,5 tại Việt Nam. Nếu sản phẩm được phép nhập khẩu thì cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ nào để quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng.

Sau khi đã xác định được mặt hàng này được phép nhập khẩu chính ngạch vào thị trường nước nhập khẩu, các doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau: 

4.1 Xử lý chiếu xạ cho quả vải xuất khẩu

Quả vải xuất khẩu sẽ được chiếu xạ nhằm đạt tiêu chí kiểm dịch, ức chế khả năng sinh sản, nảy nở của côn trùng và trứng bám trên hoa quả. 

4.2  Quả vải phải được thu hoạch từ vùng trồng đạt tiêu chuẩn

Quả vải xuất khẩu ra nước ngoài phải chứng minh được nguồn gốc và đảm bảo về khu vực trồng đã đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

4.3 Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật

Đối với mặt hàng nông sản và đặc biệt là quả vải thì quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật rất khắt khe. Dư lượng thuốc tồn trong quả vải phải không vượt quá hạn mức để tránh ảnh hưởng đến quả và sức khỏe người tiêu dùng.

4.4 Cách đóng hàng vào thùng/bao bì 

Quả vải sẽ được đóng vào túi chất dẻo, có dung lượng từ 1 đến 2kg. Các túi chất dẻo chứa quả vải sẽ được đặt trong thùng carton có đục lỗ, có vách ngăn. Các thùng đóng gói sẽ có nhãn mác được ghi đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Trên đây là những thông tin liên quan đến thủ tục vải thiều xuất khẩu ra thị trường quốc tế mà Việt Linh muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng với các thông tin cơ bản trên đã giúp cho doanh nghiệp Việt Nam nắm rõ được những quy trình xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường quốc tế. Doanh nghiệp nào cần hỗ trợ về về thủ tục khai báo hải quan hay cần tìm nguồn hàng nhập khẩu này. Hãy liên hệ với Việt Linh theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất. 

  • Địa chỉ: LK07-C14 Bộ Quốc Phòng, đường Bùi Xương Trạch, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại : 0345.128.188
  • Email: sales@vietlinhagrimex.vn

Đăng ký nhận tin

Quý khách hàng đang cần tư vấn, nhận báo giá để lại thông tin theo from

    0345128188 VietlLinh Agrimex 0345128188