Thảo quả

Ngoài các sản phẩm như Quế, Hồi, Tiêu, điều thì thảo quả cũng được xem là một nguyên liệu gia vị quý được xuất khẩu mạnh tại Việt Nam. Vậy khi xuất khẩu mặt hàng này cần chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục gì. Hãy cùng Việt Linh tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Xem thêm

> Xuất khẩu gừng

> Xuất khẩu nghệ

1. Thảo quả và tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm này

Thảo quả là cây thuộc họ gừng, hình dáng khá giống cây gừng nhưng có kích thước lớn hơn rất nhiều. Với cây thảo trưởng thành có chiều cao  lên đến 2-3m, đường kính thân cây lên tới 4cm. Thảo quả thừng mọc ra gốc với những chùm quả màu mận chín. Thảo quả sau khi được thu hoạch sẽ lấy các hạt bên trong ra. Trong 1 quả chín có từ 20 – 30 hạt. 

Thảo quả và tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm này
Thảo quả và tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm này

Thảo quả được sử dụng để nấu ăn hoặc dùng trong y học. Thảo quả được xem là nữ hoàng của các loại gia vị nhờ hương thơm, vị ngọt nhẹ xen lẫn chút cay nồng.

Nhu cầu sử dụng thảo quả trên thế giới ngày càng có xu hướng gia tăng. Nhận thấy tiềm năng từ trái thảo quả nhiều doanh nghiệp đã và đang tiến hành xuất khẩu thảo quả sang những thị trường tiềm năng để thu về nguồn lợi kinh tế.

2.Thủ tục xuất khẩu thảo quả

Việt Linh hướng dẫn chi tiết thủ tục xuất khẩu thảo quả như sau

Thủ tục xuất khẩu thảo quả
Thủ tục xuất khẩu thảo quả

2.1. Mã HS thảo quả

Tham khảo:

  • Loại dùng làm dược liệu: Chương 12: Hạt dầu và quả có dầu; các loại hạt, hạt giống và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô 12119019    – – – Loại khác
  • Loại dùng làm gia vị: Chương 9: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị

Nhóm 0908    Hạt nhục đậu khấu, vỏ nhục đậu khấu và bạch đậu khấu

    – Bạch đậu khấu:

09083100    – – Chưa xay hoặc chưa nghiền

09083200    – – Đã xay hoặc nghiền

2.2. Hồ sơ hải quan xuất khẩu thảo quả

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu thảo quả gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)
  • Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:

  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
  • Certificate of Phytosanitary (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
  • Health Certificate (Giấy Chứng Nhận Y Tế) (HC)
  • Certificate Of Sale (Chứng nhận lưu hành tự do) (CFS)
  • Các chứng từ liên quan khác,…

3. Lưu ý khi xuất khẩu thảo quả

Khi xuất khẩu thảo quả cần chuẩn bị thêm các hạng mục, giấy tờ sau

Lưu ý khi xuất khẩu thảo quả
Lưu ý khi xuất khẩu thảo quả

3.1 Chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu thảo quả

Chứng nhận xuất xứ (C/O) không bắt buộc cho quá trình làm thủ tục thông quan lô hàng. Tuy nhiên việc xin giấy phép này sẽ mang lại mức thuế ưu đãi cho các nước đã ký hợp định thương mại với quốc gia Việt Nam. 

Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,…

Khi đó các doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ C/O để xin xuất khẩu thảo quả bao gồm: 

  • Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan
  • Định mức sản xuất, quy trình sản xuất
  • Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua…)

3.2 Thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu thảo quả

Trước khi chuyển hàng ra cảng các doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng với cơ quan kiểm dịch thực vật. 

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)
  • Danh sách đóng gói (Packing List)
  • Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)
  • Mẫu của lô hàng thảo quả xuất khẩu

Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:

  • Đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu đến cơ quan kiểm dịch thực vật và khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
  • Lấy mẫu: cần đăng ký kiểm dịch trước ít nhất từ 2 -3 ngày trước khi hàng ra cảng.Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu. 
  • Khai báo thông tin: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin để khai báo về các lô hàng trên hệ thống để chứng thư nháp. 
  • Bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư: Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, xác nhận hoặc sửa chữa với cơ quan kiểm dịch thì tiến hành bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư gốc.

Lần đầu bên kiểm dịch thực vật sẽ lấy mẫu tại cơ sở đóng hàng hoặc kiểm tra tại cảng để xét nghiệm mẫu. Những lần tiếp theo doanh nghiệp có thể gửi mẫu đến chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng hoá theo quy định. 

3.3 Giấy Chứng Nhận An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm khi xuất khẩu thảo quả

Để chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho mặt hàng thảo quả trước khi xuất khẩu cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau: 

  • Giấy đăng ký kinh doanh với ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất
  • Giấy xác nhận về điều kiện sức khỏe của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Ngoài ra doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất khẩu thảo quả cần chuẩn bị thêm:

  • Hồ sơ tự công bố sản phẩm theo mẫu số 1 của nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Mẫu sản phẩm thảo quả sẽ xuất khẩu
  • Hình ảnh mẫu nhãn sản phẩm thảo quả xuất khẩu

3.4 Giấy Chứng Nhận Y Tế (Health Certificate) khi xuất khẩu thảo quả

Giấy chứng nhận y tế Health Certificate được cấp bởi cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế và cần có các loại giấy tờ sau: 

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế 
  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Nhãn sản phẩm trái cây xuất khẩu
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm 

3.5 Chứng Nhận Lưu Hành Tự Do (Certificate Of Sale) khi xuất khẩu thảo quả

Giấy chứng nhận lưu hành tự do chứng nhận sản phẩm thảo quả có thể lưu hành tự do tại thị trường nội địa. Các loại giấy tờ cần thiết để xin giấy chứng nhận lưu hành tự do như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép lưu hành tự do 
  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Kiểm nghiệm sản phẩm thảo quả xuất khẩu
  • Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm thảo quả xuất khẩu
  • Nhãn sản phẩm thảo quả xuất khẩu

Cảm ơn quý khách hàng đã dành thời gian đọc bài viết này. Mong rằng những kiến thức chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về thủ tục xuất khẩu thảo quả. 

Trong quá xuất khẩu bạn cần hỗ trợ về mặt giấy tờ hãy liên hệ với Việt Linh để được tư vấn cụ thể. Ngoài ra với những đối tác nước ngoài đang có nhu cầu nhập khẩu thảo quả Việt Nam. Hãy liên hệ với Việt Linh để được mua hàng với giá tận gốc. Và mọi thủ tục giấy tờ đều được chúng tôi xử lý trọn bộ. 

  • Địa chỉ: LK07-C14 Bộ Quốc Phòng, đường Bùi Xương Trạch, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại : 0345.128.188
  • Fax: (02).432.099.006
  • Email: sales@vietlinhagrimex.vn

Đăng ký nhận tin

Quý khách hàng đang cần tư vấn, nhận báo giá để lại thông tin theo from

    0345128188 VietlLinh Agrimex 0345128188