Vietlinh
09/09/2023
Không có bình luận

Dịch vụ xuất khẩu hàng hóa

Kinh tế mở cửa, kéo theo dịch vụ xuất khẩu hàng hóa ngày càng phát triển theo. Nó đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Vậy xuất khẩu hàng hóa là gì có những loại hình xuất khẩu hàng hóa nào. Hãy cùng Việt Linh tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Xuất khẩu hàng hóa là gì? 

Xuất khẩu hàng hóa là gì? 
Xuất khẩu hàng hóa là gì? 

Xuất khẩu hàng hóa hay dịch vụ xuất khẩu hàng hóa được hiểu đơn giản là hàng hóa được sản xuất ở một nước và được bán cho một người mua ở nước khác. Xuất khẩu cùng nhập khẩu giúp ngành thương mại quốc tế phát triển, nó góp phần quan trọng của nền kinh tế mỗi nước. Nó cho phép các cư dân của các nước sản xuất hàng hóa, thuê người sản xuất, xuất khẩu và thu ngoại tệ. Mặt khác, nước nhập khẩu sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa họ mua vì những hàng hóa này có nguồn cung thiếu hụt trong nước. 

Ví dụ Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển, có diện tích trồng lúa lớn và đã trở thành một đơn vị xuất khẩu gạo lớn trên thị trường quốc tế. Các nước mua gạo này không có điều kiện để phát triển ngành trồng lúa nên phải nhập khẩu gạo từ Việt Nam về phân phối cho người dân nước họ. 

3 phương pháp xuất khẩu phổ biến

Hiện nay, có 3 phương pháp vận chuyển để xuất khẩu sản phẩm của bạn sang một quốc gia khác gồm.

Xuất khẩu theo đường bộ, đường thủy, đường hàng không
Xuất khẩu theo đường bộ, đường thủy, đường hàng không

Vận chuyển bằng đường bộ

Phương thức vận chuyển này thường áp dụng cho những nước có chung đường biên giới, hoặc quãng đường di chuyển ngắn. Khi đó sẽ sử dụng các xe tải Container để vận chuyển hàng hóa. 

Ví dụ như Việt Nam sẽ xuất khẩu theo đường bộ sang một số quốc gia như: Trung Quốc, Campuchia, Lào…Phương pháp này sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng bù lại có chi phí rẻ

Vận chuyển bằng đường hàng hải

Vận chuyển bằng đường hàng hải sẽ sử dụng đến các tàu cỡ lớn và di chuyển bằng đường biển. Phương pháp này phù hợp với những nước tiếp giáp với biển và xây dựng cảng biển. Phương pháp này có chi phí thấp vận chuyển được nhiều loại hàng hóa khác nhau như: quần áo, sắp thép, ô tô….

Vận chuyển bằng đường hàng không

Phương thức này sẽ mất khoản chi phí lớn nhưng bù lại nó là cách thức vận chuyển nhanh nhất. Cách thức này thường áp dụng cho quãng đường vận chuyển xa và hàng hóa dễ hư hỏng như trái cây, thực phẩm tươi sống, hoa tươi….

Có thể nhận thấy mỗi phương thức vận chuyển sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Do đó cần quan tâm đến mặt hàng xuất khẩu của bạn là gì để có những bước tính toán lựa chọn những cách thức vận chuyển phù hợp nhất giúp doanh nghiệp đưa sản xuất trong nước ra được thị trường nước ngoài. 

Một số kênh xuất khẩu chính hiện nay

Trước đây, khi kinh tế chưa mở cửa chỉ có một hình thức xuất khẩu duy nhất theo mô hình là B2B. Đây là hình thức bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp nước bạn. Ngày nay, dịch vụ xuất khẩu hàng hóa được chia làm 2 phương pháp chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. 

Xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp đang là kênh xuất khẩu chính
Xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp đang là kênh xuất khẩu chính

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên mua và bên bán thỏa thuận, trao đổi, thương lượng về quyền lợi của mỗi bên sao cho phù hợp với pháp luật của các quốc gia các bên tham gia. Phương pháp này có những ưu điểm, nhược điểm sau: 

Ưu điểm

Một số lợi thế hàng đầu của xuất khẩu trực tiếp là: 

  • Kiểm soát được mọi thủ tục, giao dịch hàng hóa 
  • Giúp doanh nghiệp xuất/nhập khẩu thu được lợi nhuận cao hơn
  • Xây dựng và liên kết được tệp khách hàng dành riêng cho mình

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên, phương pháp này cũng có những nhược điểm sau: 

  • Với những người mới bước vào ngành sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng
  • Đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư về bộ máy nhân sự lớn, dẫn đến chi phí đầu tư cao
  • Doanh nghiệp dễ gặp phải nhiều rủi ro trong giao dịch

Xuất khẩu ủy thác

Đây là loại hình xuất khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước và có ngành hàng kinh doanh một số mặt hàng xuất khẩu nhưng không đủ điều kiện về khả năng tài chính, về đối tác kinh doanh… nên đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành  xuất khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục xuất khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản hoa hồng gọi là phí uỷ thác. Quan hệ giữa doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng uỷ thác.

Ưu điểm

Với cách xuất khẩu ủy thác này có những ưu điểm sau: 

  • Không cần đầu tư chi phí, không đòi hỏi về kinh nghiệm bởi bạn đã có bên thứ 3 hỗ trợ. 
  • Mọi thủ tục hành chính đều có bên thứ 3 hỗ trợ. Do vậy sẽ nhanh hơn doanh nghiệp bạn tự làm
  • Doanh nghiệp không cần bỏ chi phí ra tìm đối tác, doanh nghiệp nước bạn. 

Nhược điểm 

Mặc dù xuất khẩu gián tiếp có những lợi ích, nhưng sau đây là những nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp.

  • Doanh nghiệp sẽ thu về lợi nhuận ít hơn vì nó đã được chia cho bên thứ 3. 
  • Doanh nghiệp không có quyền kiểm soát về giá cả, thương hiệu của chính mình
  • Doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào năng lực của bên trung gian. 
  • Doanh nghiệp không hiểu được thị trường nước ngoài và khó phát triển về lâu về dài. 

Quy trình xuất khẩu hàng hóa gồm những bước nào

Dịch vụ xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài cần qua nhiều bước khác nhau. Cụ thể là.

Quy trình xuất khẩu gồm các bước
Quy trình xuất khẩu gồm các bước

Hồ sơ xuất khẩu hàng hóa bao gồm những gì

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị những giấy tờ sau. 

  1. Tờ khai hải quan
  2. Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
  3. Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính.
  4. Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép.
  5. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.
  • Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì công ty chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên
  • Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì công ty được nộp bản chụp.
  1. Chứng từ chứng minh công ty đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên.
  2. Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có Giấy phép xuất khẩu, Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh công ty đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác.

Sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hoá

Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa gồm 10 bước, cụ thể:

Bước 1. Đàm phán và ký kết hợp đồng

Bước 2. Xin giấy phép xuất khẩu

Bước 3. Đặt booking và lấy container rỗng

Bước 4. Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất

Bước 5. Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở (shipping mark)

Bước 6. Mua bảo hiểm lô hàng

Bước 7. Làm thủ tục hải quan

Bước 8. Giao hàng cho tàu

Bước 9. Thanh toán tiền hàng

Bước 10: Gửi chứng từ cho người mua hàng nước ngoài

Tổng kết

Qua bài viết này bạn đã hiểu được xuất khẩu hàng hóa là gì và các bước cơ bản để xuất khẩu hàng hóa. Quý khách hàng cũng nắm bắt được các ưu nhược điểm của từng kênh xuất khẩu phổ biến nhất hiện nay. Quý khách hàng cần tư vấn về dịch vụ xuất khẩu hàng hóa. Hãy liên hệ với Việt Linh để được hỗ trợ tốt nhất nhé.